1.
Dựa
vào đặc điểm về phương của sự tự do, hãy tìm cách kiểm tra bề mặt của bức tường
trong lớp học có phải là mặt phẳng thẳng đứng không.
2.
Hãy
nghĩ cách dùng êke tam giác vuông cân và dây dọi để kiểm tra xem sàn nhà lớp học
mình có phẳng hay không.
3.
Các
thí nghiệm (TN) sau đây sẽ giúp chúng ta kiểm tra dự đoán của mình về sự rơi
trong không khí.
TN 1:
Thả rơi một quả bóng và một chiếc lá.
TN 2:
Thả rơi hai tờ giấy giống nhau, nhưng một tờ được vo tròn, một tờ để nguyên.
TN 3:
Thả rơi hai viên bi có cùng kích thước, một bằng sắt và một bằng thủy tinh.
a) Từ những thí
nghiệm trên, rút ra nhận xét về sự rơi trong không khí.
b) Theo em, nếu
loại bỏ được sức cản của không khí, các vật sẽ rơi như thế nào?
c) Trong TN
1, tại sao quả bóng rơi nhanh hơn chiếc lá?
d) Trong TN
2, hai tờ giấy giống nhau, nặng như nhau, tại sao tờ giấy vo tròn lại rơi
nhanh hơn?
e) Trong TN
3, trọng lượng bi sắt lớn hơn bi thủy tinh, tại sao hai viên bi rơi nhanh như
nhau?
4.
Hãy
căn cứ vào số liệu trong bảng 10.1 để:
a) Chứng tỏ
chuyển động rơi tự do là nhanh dần đều.
b) Tính độ lớn
gia tốc của chuyển động rơi tự do.
5.
Tại
sao độ lớn độ dịch chuyển và quãng đường đi trong rơi tự do trùng nhau?
6.
Hãy
nêu cách đo gần đúng độ sâu của một cái giếng khô, cạn.
Coi vận tốc truyền âm trong không khí là không đổi và đã biết.
7.
Một
người thả rơi một viên bi từ trên cao xuống Đất và đo được thời gian rơi 3,1 s. Bỏ qua sức cản không khí. Lấy g = 9,8
m/s2. Hãy tính:
a) Độ cao của nơi
thả hòn bi so với Mặt Đất và tốc độ của bi lúc sắp chạm Đất.
b) Quãng đường
viên bi rơi được trong 0,5 s cuối trước khi chạm Đất.
8.
Một vật
bị thả rơi không vận tốc đầu từ đỉnh tòa nhà chung cư có độ cao 320 m xuống Đất.
Cho g = 10 m/s2. Hãy tính:
a) Tốc độ lúc vừa
chạm Đất và thời gian rơi của vật.
b) Tính quãng đường
vật rơi được trong 2 s đầu tiên và 2 s cuối cùng.
9.
Một vật
rơi tự do tại một địa điểm có độ cao 500 m, biết g = 10 m/s2.
a) Tính thời gian
vật rơi hết quãng đường.
b) Tính quãng đường
vật rơi được trong 5 s đầu tiên.
c) Tính quãng đường
vật rơi trong giây thứ 5.
10.
Cho một
vật rơi tự do từ độ cao h. Trong 2 s cuối cùng trước khi chạm Đất, vật rơi được
quãng đường 60 m.
Tính thời gian rơi và độ cao h của vật lúc thả biết g = 10 m/s2.
11.
Cho một
vật rơi tự do từ độ cao h. Biết rằng trong 2 s cuối cùng vật rơi được quãng đường
bằng quãng đường đi trong 5 s đầu tiên, g = 10m/s2.
a) Tìm độ cao lúc
thả vật và thời gian vật rơi.
b) Tính tốc độ cuả
vật ngay trước lúc chạm Đất.
12.
Cho một
vật rơi tự do từ độ cao 800 m biết g = 10 m/s2. Hãy tính:
a) Thời gian vật
rơi 80 m đầu tiên.
b) Thời gian vật
rơi được 100 m cuối cùng.
0 Comments
Đăng nhận xét