Câu 1. Nội dung kiến thức nào sau đây không có trong chương trình Vật lí 11 2018?
A. Mắt.
B. Sóng điện từ.
C. Hiện tượng cộng hưởng.
D. Ghép tụ điện.
Câu 2. Trong chủ đề “Dòng điện, mạch điện”, HS cần thực hiện bao nhiêu thí nghiệm thực hành để đảm bảo yêu cầu cần đạt của Chương trình Vật lí 11 2018?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 3. Trong chương trình Vật lí 2018, nội dung giáo dục nào sau đây của khối lớp 11 được lược bỏ so với Chương trình Vật lí 2006?
A. Tương tác tĩnh điện.
B. Định luật Ohm cho vật dẫn kim loại.
C. Dòng điện trong các môi trường.
D. Tụ điện.
Câu 4. Trong những chuyên đề tự chọn sau đây:
1. Trường hấp dẫn.
2. Truyền thông tin bằng sóng vô tuyến.
3. Vật lí trong một số ngành nghề.
4. Mở đầu về điện tử học.
5. Một số ứng dụng vật lí trong chẩn đoán y học.
Ba chuyên đề nào thuộc chương trình Vật lí 2018 khối lớp 11?
A. 1, 2, 5.
B. 1, 3, 4.
C. 1, 2, 3.
D. 1, 2, 4.
Câu 5. GV có cơ hội sử dụng hiệu quả kĩ thuật dạy học theo trạm cho nội dung kiến thức nào sau đây?
A. Các loại cảm biến.
B. Năng lượng điện, công suất điện.
C. Điện thế và thế năng điện.
D. Sóng dừng.
Câu 6. Trong các nội dung sau đây:
1. Biến điệu tần số.
2. Lịch sử phát triển của tín hiệu số.
3. Nguyên tắc truyền tín hiệu trong cáp quang.
4. Tín hiệu số.
5. Sự ảnh hưởng của suy giảm tín hiệu đến chất lượng tín hiệu.
Ba nội dung nào được trình bày trong Sách Chuyên đề học tập Vật lí 11 CTST?
A. 1, 2, 4.
B. 2, 3, 5.
C. 1, 3, 5.
D. 1, 4, 5.
Câu 7. Trong SGK Vật lí 11 CTST, nội dung nào sau đây được trình bày trong phần Mở rộng?
A. Ghép tụ điện.
B. Động lực học của con lắc lò xo và con lắc đơn.
C. Giao thoa sóng ánh sánh.
D. Thang sóng điện từ.
Câu 8. Những loại cảm biến nào được trình bày trong Sách Chuyên đề học tập Vật lí 11 CTST?
A. Khoảng cách, tốc độ, độ ẩm, lực, ánh sáng.
B. Tốc độ, gia tốc, độ ẩm, lực, ánh sáng.
C. Khoảng cách, tốc độ, gia tốc, lực, ánh sáng.
D. Tốc độ, gia tốc, độ ẩm, áp suất, ánh sáng.
Câu 9. Mạch nội dung nào sau đây được bổ sung trong SGK Vật lí 11 2018 so với SGK Vật lí 11 2006?
A. Dao động tắt dần, hiện tượng cộng hưởng, khái niệm điện trường, đo tốc độ truyền âm.
B. Dao động tắt dần, hiện tượng cộng hưởng, tụ điện và điện dung, năng lượng điện, công suất điện.
C. Hiện tượng cộng hưởng, khái niệm điện trường, đo tốc độ truyền âm, mạch điện và điện trở.
D. Dao động tắt dần, hiện tượng cộng hưởng, giao thoa sóng kết hợp, đo tốc độ truyền âm.
Câu 10. Ba công cụ nào trong số các công cụ đánh giá sau đây thường được ưu tiên sử dụng để đánh giá năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí (thông qua hoạt động thực hành thí nghiệm) của HS trong dạy học môn Vật lí?
1. Thang đo.
2. Bảng chấm điểm theo tiêu chí.
3. Bảng kiểm.
4. Câu hỏi.
5. Bài tập.
A. 1, 2, 3.
B. 2, 4, 5.
C. 2, 3, 4.
D. 1, 3, 5.
0 Comments
Đăng nhận xét