1.

Hướng Dẫn Sử Dụng Cảm Biến Độ Ẩm Đất


2.
https://icdayroi.com/module-dieu-khien-do-am-dat-xh-m214

Module điều khiển độ ẩm đất XH-M214

Module điều khiển độ ẩm đất XH-M214 là module được dùng để xác định độ ẩm đất, điều khiển hệ thống tưới nước trong các vườn ươm với mục đích tạo độ ẩm bổ sung khi thiếu và ngắt khi độ ẩm đủ

Mạch khống chế độ ẩm sử dụng cảm biến, điện áp 12VDC với độ chính xác cao, sai số 1%, phạm vi điều khiển độ ẩm 20 - 99%, kích thước nhỏ gọn 52x43x16mm thuận tiện cho việc lắp đặt và sử dụng, tự ngắt khi độ ẩm đủ

Thông số kỹ thuật của module điều khiển độ ẩm

  • Mã sản phẩm: XH-M214
  • Điện áp: 12VDC
  • Dòng điện: 10A
  • Phạm vị điều khiển độ ẩm: 20-99% RH
  • Sai số: 1%
  • Tự ngắt khi độ ẩm đủ
  • Kích thước: 52x43x16mm
  • Khối lượng: 30 gram

Ứng dụng của mạch khống chế độ ẩm 12VDC:

Với độ chính xác cao, sai số chỉ có 1% nên mạch khống chê độ ẩm MH-M214 được sử dụng trong các vườn ươm cây giống, cây trồng cần độ ẩm chính xác trong các trang trại hoặc tại hộ gia đình.



Using attention:

Please follow the wiring diagram of the description. You can choose the appropriate wiring mode according to the load voltage you use

1.

F0 setting start humidity (the humidity of the solenoid valve or the pump start working)

Press the “SET” button to display “F0” and press the “SET” button to display the start humidity, and press +/ button to “SET” the humidity value

2.

F1 setting stop humidity (the humidity of the solenoid valve or the pump stops working)

Press +/- button to switch to “F1”, press the “SET” button to display the stop humidity value, and press +/ button to SET the humidity value

3.

F2 humidity correction

Normal use without correction error. The correction of values in the use of multiple modules at the same time is conducive to a unified management operation


Manual electronic components Soil Humidity Sensor Controller Irrigation System Automatic Watering Module Digital Display Humidity Controller Red XH-M214 12V





Động cơ bơm R385 12VDC

Máy bơm nước R385 12V 1-2L/phút hoạt động với điện áp 12 VDC, có thể được sử dụng để tưới cây, tạo đài phun nước hoặc thác nước, và thậm chí thay nước bể cá của bạn.

Máy bơm hoạt động nhẹ nhàng với mức âm thanh dưới 30db. Ngoài ra, máy bơm có một bộ lọc bên trong cũng như một giá đỡ mềm cố định bằng cao su có thể giúp cố định nó vào các bề mặt.

Thông số kỹ thuật:

  • Kích thước: 90 x 40 x 35 mm
  • Đường kính vòi ra: đường kính trong: 6 mm, đường kính ngoài: 8.5 mm
  • Điện áp hoạt động: 12 VDC
  • Dòng làm việc: 0.5-0.7A
  • Lưu lượng: 1.5-2L / Min (trái và phải), hút tối đa: 2m
  • Đầu: đẩy 3m
  • Tuổi thọ: 2500h
  • Nhiệt độ nước: dưới 80 ℃
  • Nếu nguồn cấp là 6VDC thì dòng cấp tầm 1A








Relay Là Gì? Chức Năng, Ứng Dụng, Nguyên Lý Hoạt Động Của Relay
https://plctech.com.vn/relay-la-gi/
Trong lĩnh vực tự động hóa nhà máy, các thiết bị điều khiển công nghiệp như PLC, bộ đếm, thiết bị kiểm soát nhiệt độ và vận hành ở điện áp, dòng điện tương đối thấp.
Tuy nhiên khi tín hiệu đầu ra của các thiết bị này được kết nối với thiết bị trong nhà máy thường sẽ cần mức điện lớn hơn. Như vậy cần có sự chuyển mạch lượng điện lớn hơn theo “lệnh” và rơ le điện có thể giúp ta thực hiện chức năng này.
Bài viết này mình sẽ giới thiệu đến các bạn những thông tin liên quan về chúng như khái niệm về relay ? Cấu tạo ? Chức năng của relay ? Nguyên lý hoạt động của nó ? Cách thức ứng dụng trong thực tế cũng như các thông tin liên quan khác. Từ đó chúng ta sẽ có thêm một cái nhìn tổng quan về loại thiết bị này.

Relay là gì?

Relay là một công tắc điện từ được vận hành bởi một dòng điện tương đối nhỏ có thể bật hoặc tắt một dòng điện lớn hơn nhiều. Trái tim của relay là một nam châm điện (một cuộn dây trở thành một nam châm tạm thời khi dòng điện chạy qua nó). Bạn có thể nghĩ về relay như một loại đòn bẩy điện:  Khi bật nó bằng một dòng điện nhỏ và nó bật (“đòn bẩy”) một thiết bị khác sử dụng dòng điện lớn hơn nhiều.

Relay [ rơ-le ]

Relay là gì?

Cấu tạo của Relay là gì?

Relay [ rơ-le ] bao gồm 3 khổi cơ bản.

– Khối tiếp thu (cơ cấu tiếp thu): Có nhiệm vụ tiếp nhận tín hiệu đầu vào và sau đó biến nó thành đại lượng cần thiết cung cấp tín hiệu phù hợp cho khối trung gian.

– Khối trung gian (cơ cấu trung gian): Tiếp nhận thông tin từ khối tiếp thu và biến đối nó thành đại lượng cần thiết cho rơ le tác động

– Khối chấp hành (cơ cấu chấp hành): làm nhiệm vụ phát tín hiệu cho mạch điều khiển.

Các loại relay trên thị trường:

Theo mình được biết thì trên thị trường hiện nay sẽ có hai dạng relay là module rơ-le đóng ở mức thấp (nối cực âm vào chân tín hiệu rơ-le sẽ đóng) và module rơ-le đóng ở mức cao (nối cực dương vào chân tín hiệu rơ-le sẽ đóng). Nếu chúng ta so sánh giữa 2 module rơ-le có cùng thông số kỹ thuật thì hầu hết mọi linh kiện của nó đều giống nhau, chỉ khác nhau ở chỗ cái transistor của mỗi module. Chính vì bộ phận transistor này nên ta mới có được 2 loại module rơ-le (có 2 loại transistor là NPN – kích ở mức cao, và PNP – kích ở mức thấp).

Relay là gì?

Cách xác định trạng thái của 1 Relay là gì?

Vấn đề được đặt ra ở đây là làm sao chúng ta có thể xác định được cái rờ – le mà chúng ta đang cầm trên tay là dạng nào. Và để giải quyết vấn đề này mình sẽ đề xuất cho các bạn một số cách thức khá thú vị nhưng hiệu quả như sau:

  • Cách 1: hỏi người cung cấp relay (rơ – le), đây là cách phổ biến nhất và nhanh nhất nếu chúng ta không có thời gian.
  • Cách 2: kiểm tra bằng cách cấp nguồn vào các chân điều khiển của module relay (cách này dùng như thế nào thì khi đến phần sử dụng sẽ rõ nhé)
  • Cách 3: không biết thì tra google, nói có vẻ đùa nhưng thực chất thì đúng vậy đấy các bạn. Có thể thử tìm kiếm trên google model relay của các bạn đang dùng xem nó thuộc loại gì nhé. Nếu nó thuộc dạng NPN là module mức cao và ngược lại PNP thì rơ – le đó thuộc mức thấp.

Các thông số thường thấy của bộ module relay là gì ?

Các thông số của module rơ – le cũng chính là các thông số của hai bộ phận cấu thành nên chúng là rơ – le và transistor. Cụ thể thì chúng sẽ có các thông số như sau:

Hiệu điện thế kích tối ưu:

Thông số này khá quan trọng vì nó sẽ quyết định đến chuyện cái relay của các bạn có sử dụng được hay không. Chẳng hạn như bạn cần một module relay sẽ làm nhiệm vụ bật tắt một bóng đèn có điện áp 220V khi trời tối từ một cảm biến ánh sáng hoạt động ở mức 5 -12V. Lúc này thì bạn bảo họ bán loại module relay 5V (5 volt) hoặc module relay 12V (12 volt) kích ở mức cao. Có như thế thì mới hoạt động tốt được nhé.

Hiệu điện thế và cường độ dòng điện tối đa:

Đây là các thông số thể hiện mức dòng điện cũng như hiệu điện thế tối đa của các thiết bị mà các bạn muốn đóng/ngắt có thể đấu dây với rơ – le. Và thường chúng sẽ in lên trên thiết bị để chúng ta quan sát, đại loại như hình bên dưới.

Relay là gì?

  • 10A – 250VAC: cường độ dòng điện tối đa qua các tiếp điểm của rơ-le là 10A với hiệu điện thế 250VAC
  • 10A – 30VDC: cường độ dòng điện tối đa qua các tiếp điểm của rơ-le là 10A với hiệu điện thế 30VDC
  • 10A – 125VAC: cường độ dòng điện tối đa qua các tiếp điểm của rơ-le là 10A với hiệu điện thế 125VAC
  • 10A – 28VDC: cường độ dòng điện tối đa qua các tiếp điểm của rơ-le là 10A với hiệu điện thế 28VDC
  • SRD-05VDC-SL-C: hiệu điện thế kích tối ưu là 5V.

Ứng Dụng Của Relay [ rơ-le ]

Các thiết bị có ngõ ra Relay NO/NC

Có rất nhiều chức năng mà ta có thể kể đến. Sau đây chúng ta sẽ cùng nhắc đến một số chức năng cơ bản nhất của rơ le nhé

– Cách li các mạch điều khiển khỏi mạch tải hay mạch được cấp điện AC khỏi mạch cấp điện DC

– Chuyển mạch nhiều dòng điện hoặc điện áp sang các tải khác nhau sử dụng một tín hiệu điều khiển

– Giám sát các hệ thống an toàn công nghiệp và ngắt điện máy móc nếu đảm bảo độ an toàn

– Có thể sử dụng một vài rơ le để cung cấp các chức năng đơn giản như AND, NOT, OR cho điều khiển tuần tự hoặc khóa liên động an toàn

Nguyên Tắc Vận Hành Của Relay [ rơ-le ]

Trong khi vận hành có một số bước cơ bản xảy ra khi rơ le cơ điện được cấp điện hay ngắt điện
– Điện được cung cấp cho cuộn dây tạo ra từ trường
– Từ trường được chuyển thành lực cơ học bằng cách hút phần ứng
– Phần ứng động đóng/mở một hoặc nhiều tiếp điểm điện
– Các tiếp điểm cho phép chuyển mạch điện sang tải như động cơ, bóng đèn,…
– Sau khi điện áp cuộn bị loại bỏ từ trường biến mất các tiếp điểm tách ra và trở về vị trí bình thường
– Các tiếp điểm có thể thường đóng hoặc thường mở
Lời Kết 
Trên đây là một số thông tin và kiến thức cơ bản về relay là gì ? Hy vọng nó sẽ cần thiết cho những bạn đang cần tìm hiểu. Vì là kiến thức cá nhân và thu thập được trên các trang mạng nên không thể tránh khỏi sai sót, rất mong được sự đóng góp của các bạn để bài viết được hoàn hảo hơn.

3.
Mạch Chuyển USB UART CH340E

https://hshop.vn/products/mach-chuyen-usb-uart-ch340e

Mạch chuyển USB UART CH340E được sử dụng để giao tiếp giữa các thiết bị sử dụng giao tiếp UART và máy tính thông qua cổng USB, mạch có thiết kế nhỏ gọn, tương thích với hầu hết các hệ điều hành hiện nay: Windows, MacOS, Linux,...,mạch cách sử dụng dễ dàng với chi phí thấp.

Thông số kỹ thuật:

  • Mạch chuyển USB UART CH340E.
  • Điện áp sử dụng: 5VDC
  • Điện áp giao tiếp: TTL 3.3~5VDC.
  • Hỗ trợ chuẩn chân nạp Arduino Promini.
  • Full-speed USB device interface, compatible with USB V2.0.
  • Emulation standard serial port used to upgrade the original serial peripherals or add additional serial port via USB.
  • Computer applications under the Windows operating system serial port are fully compatible, without modification.
  • Hardware full duplex serial port, built-in send and receive buffer, support communication baud rate 50bps ~ 2Mbps.
  • Software compatible CH341, CH341 driver can be used directly.
  • Support 5V supply voltage and 3.3V supply voltage or even 3V supply voltage.
  • Built-in clock, no external crystal.

Link tải Driver giao tiếp máy tính.




---------------

Lập trình esp8266 - Bài 3 - Giám sát nhiệt độ và độ ẩm cảnh báo từ xa qua điện thoại dùng blynk iot



Hẹn giờ tưới cây theo thời gian thực dùng Arduino + DS3231


Full code Hệ Thống Tưới Tự Động
(ĐỘ ẨM ĐẤT + ARDUINO + BLYNK APP)

CHI PHÍ LẮP ĐẶT HỆ THỐNG TƯỚI PHUN MƯA TỰ ĐỘNG CÓ ĐẮT KHÔNG?


Bài 1: Hướng dẫn thiết kế hệ thống tưới tự động_phân tích giải pháp tưới cho Cây Ăn Trái